Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Mặc áo ngực có thể gây ung thư vú

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Mặc áo ngực gây ung thư.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Đã có lo ngại rằng việc mặc áo ngực làm thay đổi cách các hạch bạch huyết loại bỏ chất thải và độc tố khỏi vú. Tuy nhiên, không có bằng chứng dịch tễ học nào chứng minh cho tuyên bố này.

Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư Fred Hutchinson (Fred Hutchinson Cancer Research Center) ở Seattle đã phỏng vấn hơn 1,000 phụ nữ mắc các loại ung thư vú phổ biến nhất và 500 phụ nữ được chọn ngẫu nhiên không bị ung thư vú. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa những người có mặc áo ngực và những người không mặc (Harvard Health). Một nghiên cứu trước đó của Trường Y Tế Công Cộng Harvard (Harvard School of Public Health) cũng không tìm thấy mối liên hệ nào khi họ phỏng vấn 15,630 phụ nữ về việc sử dụng áo ngực và tiền sử mắc ung thư vú của họ (Hsieh et al.). Hai nghiên cứu này cho thấy không có mối liên quan giữa việc mặc áo ngực và ung thư vú.

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/Bằng Chứng Hỗ Trợ

Không có bằng chứng từ phòng thí nghiệm nào chỉ ra mối liên kết giữa áo ngực với nguy cơ ung thư.

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Không được phân loại.

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Có một số yếu tố nguy cơ đã biết có liên quan đến ung thư vú. Sử dụng đồ uống có cồn rõ ràng có liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn và nguy cơ này tăng lên theo lượng đồ uống có cồn uống vào. Phụ nữ uống một ly đồ uống có cồn mỗi ngày có nguy cơ cao hơn một chút (7-10%) so với những người không sử dụng đồ uống có cồn; nguy cơ này tăng lên mức 20% ở những phụ nữ uống 2-3 ly đồ uống có cồn mỗi ngày (ACS).

Một yếu tố nguy cơ khác được biết đến là tình trạng béo phì sau khi mãn kinh hoặc chỉ số BMI từ 30.0 trở lên. Sau khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, hầu hết estrogen của họ là từ mô mỡ. Chất béo dư thừa có thể làm tăng nồng độ estrogen và tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì cũng có xu hướng có nồng độ insulin cao hơn, điều này có liên quan đến một số bệnh ung thư. Có thể giảm thiểu cả hai yếu tố nguy cơ này bằng cách kết hợp vận động thể chất với chế độ ăn uống lành mạnh, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư vú (ACS).

Kết luận

Không có bằng chứng dịch tễ học nào chứng minh mối liên kết giữa việc mặc áo ngực và ung thư vú.

American Cancer Society (ACS): Lifestyle-related breast cancer risk factors
ACS: Breast cancer risk factors you cannot change
Harvard Health: Breast cancer and bras
Cancer Epidemiology, Biomarkers, and Prevention Journal: Bra Wearing Not Associated with Breast Cancer Risk
Hsieh et al. Breast size, handedness, and breast cancer risk

Ngày

Xuất bản: Ngày 24 tháng 6 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022