Mặc dù các thông tin sai lệch tràn lan trên Internet, vẫn có một số nguồn thông tin đáng tin cậy về bệnh ung thư mà quý vị có thể tin tưởng. Sau đây là các nguồn tin yêu thích của chúng tôi:

American Cancer Society (Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ)

Centers for Disease Control and Prevention (Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh)

American Associated for Cancer Research (Hiệp Hội Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ)

American Institute for Cancer Research (Viện Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ)

Cancer Research UK (Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Vương Quốc Anh)

Dana-Farber Cancer Institute (Viện Nghiên Cứu Ung Thư Dana-Farber)

International Agency for Research on Cancer (Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế)

National Cancer Institute (Viện Ung Thư Quốc Gia)

National Institute for Environmental Health Sciences (Viện Khoa Học Sức Khỏe Môi Trường Quốc Gia)

Silent Spring Institute (Viện Mùa Xuân Vắng Lặng)

Union for International Cancer Control (Liên Minh Kiểm Soát Ung Thư Quốc Tế)

World Cancer Research Fund (Quỹ Nghiên Cứu Ung Thư Thế Giới)

Sự phơi nhiễm, nghề nghiệp và các yếu tố khác có liên quan đến ung thư

International Agency for Research on Cancer (Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế, IARC) là tổ chức xác định xem sự phơi nhiễm, các hợp chất, chất dinh dưỡng, nghề nghiệp và các trường hợp phơi nhiễm khác có khả năng dẫn đến ung thư hay không. Họ phân chia các trường hợp phơi nhiễm có khả năng gây ung thư thành các nhóm dựa trên mức độ đáng tin cậy của các bằng chứng khoa học.

Hệ thống xếp hạng của IARC khác với những gì được trình bày trong Cancer FactFinder (Công Cụ Tìm Kiếm Sự Thật Về Ung Thư) vì hệ thống này xem xét các đánh giá khoa học về các trường hợp phơi nhiễm và nghề nghiệp cụ thể, trong khi FactFinder chú trọng vào số lượng chủ đề ít hơn mà công chúng có thể quan tâm, bao gồm các chủ đề thường có nhiều thông tin sai lệch.

Thông tin do IARC cung cấp có thể khó hiểu đối với công chúng, nhưng nó trình bày các bằng chứng tốt nhất hiện có về việc liệu một yếu tố nguy cơ hoặc việc tiếp xúc với một chất nào đó có liên quan đến ung thư hay không. Hầu hết các chủ đề mà IARC nghiên cứu không có trong FactFinder.

Nếu quý vị tiếp xúc với bất cứ chất nào có khả năng gây ung thư trong danh sách của IARC, điều đó không có nghĩa là quý vị sẽ bị ung thư. Điều đó chỉ có nghĩa là có bằng chứng cho thấy rằng quý vị có thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, rằng chúng tôi không chắc liệu việc tiếp xúc đó có gây ra ung thư hay không, và rằng những người tiếp xúc với chất đó có khả năng bị ung thư cao hơn so với những người không tiếp xúc. IARC không có một danh mục các chất “chắc chắn không gây ung thư”, nhưng cơ quan này có đưa ra lưu ý khi một hóa chất đã được nghiên cứu kỹ lưỡng mà không tìm thấy bằng chứng về khả năng gây ung thư.

Việc tiếp xúc với một chất thường được cho là nguyên nhân gây ra một hoặc nhiều loại ung thư cụ thể. Ví dụ: rõ ràng là hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi, vì vậy hút thuốc lá được liệt kê trong “Nhóm 1” là “chất gây ung thư cho người”.

Có một số điều trong danh sách mà tất cả chúng ta đều bị phơi nhiễm. Ví dụ: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời được biết là nguyên nhân gây ung thư da và được IARC liệt kê vào Nhóm 1. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể có một số lợi ích (như nhận đủ vitamin D) và việc ra ngoài trời tập thể dục cũng có lợi cho sức khỏe. Do đó, cách phân nhóm của IARC không phải là hướng dẫn: Chúng không cho chúng ta biết liệu và khi nào thì việc tiếp xúc hạn chế với những thứ trong danh sách có thể chấp nhận được. Chúng cũng không hướng dẫn cho chúng ta biết cách lựa chọn để cân nhắc giữa các nguy cơ và lợi ích từ việc tiếp xúc.