Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Sử dụng chai đựng nước bằng nhựa gây ung thư

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ mắc ung thư khi uống nước từ các chai đựng nước bằng nhựa.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

Đã có các lo ngại về nguy cơ mắc ung thư do khả năng phơi nhiễm với diethylhexyl adipate (DEHA), diethylhexyl phthalate (DEHP) hay bisphenol A (BPA), những chất có thể được tìm thấy trong các chai đựng nước bằng nhựa.

American Cancer Society (Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng các thông điệp được lan truyền với nội dung cảnh báo không nên sử dụng chai đựng nước bằng nhựa hoàn toàn không dựa trên các nghiên cứu đã được thẩm định (ACS). Ngoài ra, Environmental Protection Agency (Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường) khẳng định DEHA “không thể dự đoán một cách xác đáng là có thể gây ung thư; độc tính cho hệ miễn dịch; đột biến gen; gây độc cho gan, thận, hệ sinh sản hoặc cho quá trình phát triển; hay có các ảnh hưởng sức khỏe mãn tính nghiêm trọng hoặc không thể đảo ngược khác” (JNCI).

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Theo Cancer Research Center (Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư) ở Vương quốc Anh, đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thể uống các hóa chất được tìm thấy trong nhựa mà không ảnh hưởng đến sức khỏe vì mức độ phơi nhiễm rất thấp. (Cancer Research UK (Cơ Quan Nghiên Cứu Vương Quốc Anh)).

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/Bằng Chứng Hỗ Trợ

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 10 nhãn hiệu nước uống đóng chai phổ biến được bảo quản trong các điều kiện khác nhau. Họ kết luận rằng nhiệt độ bảo quản và thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của sản phẩm ảnh hưởng đến việc phân hủy phthalate theo thời gian, với nhiệt độ cấp đông có chứa hàm lượng DEHP cao hơn. Tuy nhiên, hàm lượng DEHP trong các mẫu (từ 0.296 đến 1.778 mg/kg/ngày) vẫn thấp hơn nhiều so với liều an toàn tối đa của EPA là 20 mg/kg/ngày (Al-Saleh et al.). BPA là một hóa chất công nghiệp đã được sử dụng để sản xuất nhựa từ những năm 1960. Những loại nhựa này thường được sử dụng để làm hộp đựng thực phẩm và đồ uống. Dựa trên các nghiên cứu trên động vật, việc tiếp xúc với BPA ở liều lượng cao (hơn 100 lần so với mức được FDA chỉ định là an toàn) có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe ở thận và gan. Tuy nhiên, theo tuyên bố của Food and Drug Administration (Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm, FDA) Hoa Kỳ, khi sử dụng các loại chai đựng nước, mức tiếp xúc với BPA là rất thấp và an toàn (FDA). Tuyên bố này được đưa ra dựa trên kết quả của hàng trăm nghiên cứu (nhiều thử nghiệm đôi khi còn hâm chai nhựa đựng nước trong vài giờ), nhưng FDA vẫn tiếp tục theo dõi nghiên cứu này (JNCI).

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Nhóm 3 (không thể phân loại là tác nhân gây ung thư cho người: Bisphenol A diglycidyl ether (Araldite))

Cách giảm nguy cơ của quý vị

FDA, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm, cho biết rằng BPA, DEHP và DEHA từ thực phẩm không gây nguy cơ cho sức khỏe con người vì mức độ tiếp xúc hiện tại ở mức thấp hơn nhiều so với mức cơ thể con người có thể dung nạp mỗi ngày (FDA). Tuy nhiên, nếu quý vị lo lắng về việc tiếp xúc với BPA, hãy chọn chai đựng nước bằng thép không gỉ hoặc thủy tinh thay cho chai nhựa. Ngoài ra, một số đồ nhựa, mặc dù không phải tất cả, được đánh dấu mã tái chế 3 hoặc 7 có thể chứa BPA.

Kết luận

Chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng sử dụng chai đựng nước bằng nhựa sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, không phải tất cả các chai đựng nước bằng nhựa đều có thành phần hóa học giống nhau, và các nghiên cứu liên tục về mức độ tiếp xúc với các thành phần cụ thể của chai nước vẫn đang được tiến hành.

European Food Safety Authority Commission (EFSA): Safety of bisphenol A
EFSA: BPA
Cancer Research UK: Plastic and cancer
Fillon. Getting It Right: BPA and the Difficulty Proving Environmental Cancer Risks
American Cancer Society (ACS): Water bottle myths
Food & Drug Administration (FDA): BPA and food contact
Al-Saleh et al. Phthalate Residues in Plastic Bottled Waters

Ngày

Xuất bản: Ngày 1 tháng 6 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022