Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Sodium lauryl sulfate (tìm thấy trong nhiều loại dầu gội đầu) là chất gây ung thư

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Gội đầu bằng các sản phẩm có chứa SLS sẽ gây ung thư.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

SLS là chất làm sạch và chất hoạt động bề mặt được sử dụng trong nhiều sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân.

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Mặc dù hóa chất SLS có thể gây kích ứng mắt (hoặc tổn thương mắt nếu số lượng đủ nhiều) và kích ứng da khi sử dụng riêng lẻ, không có bằng chứng nào cho thấy sodium lauryl sulfate có phải là chất gây ung thư hay không. Nhiều tổ chức chính phủ và quốc tế đã xác nhận điều này, chẳng hạn như International Agency for Research on Cancer (Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế, IARC), National Toxicology Program (Chương Trình Độc Chất Học Quốc Gia), California Proposition 65 List of Carcinogens (Danh Sách Các Chất Gây Ung Thư theo Dự Luật California 65) và Environmental Protection Agency (Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường, EPA) Hoa Kỳ và European Union (Liên Minh Châu Âu) (Bondi và cộng sự).

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/ Bằng Chứng Hỗ Trợ

Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện trên chuột cho thấy tiếp xúc với sodium lauryl sulfate gây ra các dấu hiệu kích ứng da nhưng không cho thấy tác dụng gây ung thư (Rovira và cộng sự).

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Không được phân loại

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Mặc dù SLS có thể không gây ung thư, nhưng để tránh gây kích ứng da hoặc mắt, các chuyên gia khuyên nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm không chứa những hóa chất này. Một số trang web, chẳng hạn như Skin Deep Database (Cơ Sở Dữ Liệu Skin Deep) của Environmental Working Group (Nhóm Công Tác Môi Trường) hoặc MADE SAFE, đánh giá mức độ an toàn của các thành phần được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân; các trang web này cũng đăng danh sách các nhãn hiệu có chứa từng loại hóa chất.

Dầu gội đầu không chứa SLS được ghi rõ trên nhãn và có thể tìm thấy ở bất kỳ siêu thị hoặc hiệu thuốc nào. Bác sĩ da liễu và/hoặc dược sĩ cũng có thể giới thiệu cho quý vị các sản phẩm không chứa những hóa chất mà quý vị muốn tránh sử dụng.

Kết luận

SLS không phải là chất gây ung thư, tuy nhiên có nhiều nền tảng cung cấp thông tin và các sản phẩm thay thế nếu hóa chất gây kích ứng mắt hoặc da.

Bondi et al.: Human and Environmental Toxicity of Sodium Lauryl Sulfate (SLS)
Environmental Working Group (EWG): Skin Deep Database
MADE SAFE
Snopes: SLS and Cancer

Ngày

Xuất bản: Ngày 9 tháng 7 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022