Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Sử dụng các chất chống mồ hôi gây ung thư vú

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Chất chống mồ hôi và chất khử mùi có chứa các chất gây ung thư được hấp thụ qua da, đặc biệt là sau khi cạo râu.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

Chất chống mồ hôi được phân loại là một loại thuốc giúp giảm lượng mồ hôi tiết ra. Tuyến tiết thủy dịch tiết ra mồ hôi và chất chống mồ hôi có thể ngăn chặn tiết mồ hôi bằng cách sử dụng một sản phẩm chứa nhôm (WebMD). Chất khử mùi được dùng để ngăn chặn hoặc che giấu mùi cơ thể. Các nhà khoa học đang nghiên cứu liệu mùi thơm, chất bảo quản và các thành phần khác có trong chất chống mồ hôi và chất khử mùi có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú hay không. Việc liệu có sự khác biệt về nguy cơ giữa phụ nữ cạo lông nách và phụ nữ sử dụng các sản phẩm chống mồ hôi hoặc chất khử mùi có chứa nhôm vẫn đang được nghiên cứu.

Các chất khử mùi từ thiên nhiên được cho là tốt hơn cho sức khỏe người dùng so với các chất khử mùi thông thường. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy các chất khử mùi thông thường gây hại nhiều hơn cho sức khỏe của quý vị so với các chất khử mùi từ thiên nhiên (NY Times). Ngoài ra, các thành phần trong các chất khử mùi từ thiên nhiên không tốt hơn cho hệ vi sinh vật của quý vị và có thể kém hiệu quả hơn so với các chất khử mùi thông thường (NY Times).

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Đã có một số giả thuyết được đưa ra về cách các chất chống mồ hôi và chất khử mùi có thể gây ung thư vú. Đánh giá gần đây nhất về chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi và ung thư vú cho biết không có bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa các chất này (Osto 2022). Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu là khác nhau, vì vậy cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận dữ liệu hiện tại.

Theo American Cancer Society (Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ), mặc dù một nghiên cứu năm 2004 cho thấy sự hiện diện của paraben trong mô ung thư vú, chúng tạo ra các đặc tính giống như estrogen nhưng yếu hơn. Estrogen do cơ thể tạo ra một cách tự nhiên (hoặc thông qua liệu pháp thay thế hormone) có đặc tính mạnh hơn nhiều, và do đó có vai trò lớn hơn trong nguy cơ gây ra ung thư vú.

Chủ đề này đã thu hút sự chú ý vào năm 2021 khi một nghiên cứu báo cáo rằng paraben, một chất bảo quản được sử dụng trong chất khử mùi bắt chước estrogen, được tìm thấy trong các khối u ở vú. Các nhà khoa học chưa biết chắc nghiên cứu này nói lên điều gì về sự phát triển căn bệnh ung thư vú (NCI).

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/Bằng Chứng Hỗ Trợ

Một nghiên cứu trên động vật đã kiểm tra sự hấp thụ nhôm trong chất khử mùi và tìm thấy một số bằng chứng về sự đứt gãy nhiễm sắc thể (Tenan và cộng sự). Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại vẫn còn hạn chế. Cần có thêm nghiên cứu để điều tra sâu hơn mối quan hệ giữa chất chống mồ hôi và nguy cơ ung thư.

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Không Được Phân Loại

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Có nhiều yếu tố nguy cơ đã biết có liên quan đến ung thư vú. Việc sử dụng đồ uống có cồn rõ ràng là có liên quan đến nguy cơ ung thư vú cao hơn và nguy cơ này tăng lên theo lượng đồ uống có cồn. Phụ nữ uống một ly rượu mỗi ngày có nguy cơ cao hơn một chút (7-10%) so với những người không uống rượu. Nguy cơ này tăng lên 20% ở những phụ nữ uống 2-3 ly rượu mỗi ngày (ACS).

Một yếu tố nguy cơ khác được biết đến là tình trạng thừa cân hoặc béo phì sau khi mãn kinh. Đặc biệt là sau khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, hầu hết nội tiết tố estrogen của họ là từ mô mỡ. Chất béo dư thừa có thể làm tăng nồng độ estrogen và tăng nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ sau khi mãn kinh bị thừa cân hoặc béo phì cũng có xu hướng có nồng độ insulin cao hơn, điều này có liên quan đến một số bệnh ung thư. Có thể giảm bớt các yếu tố nguy cơ này bằng cách kết hợp vận động thể chất với chế độ ăn uống lành mạnh, điều này sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư vú (ACS).

Kết luận

Chất khử mùi và chất chống mồ hôi đôi khi chứa các thành phần liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về chất chống mồ hôi đã đưa ra những kết quả trái ngược nhau, vì vậy cần phải nghiên cứu thêm.

NY Times: Natural deodorants and cancer
Nature: Breast cancer and deodorant
American Cancer Society (ACS): Lifestyle-related breast cancer risk factors
ACS: Breast cancer risk factors you cannot change
National Cancer Institute (NCI): Antiperspirants and breast cancer
Willhite et al., Systematic Review of Exposure to Aluminum
Difference Between Deodorant and Antiperspirants
Aluminum Enters Mammalian Cells and Destabilizes Chromosome Structure and Number

Ngày

Xuất bản: Ngày 27 tháng 6 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022