Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Chế độ ăn nhiều chất béo giúp giảm nguy cơ ung thư

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Ăn nhiều chất béo sẽ làm giảm nguy cơ bị ung thư.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

Quan điểm cho rằng chế độ ăn nhiều chất béo làm giảm nguy cơ bị ung thư bắt nguồn từ những nghiên cứu ban đầu về chế độ ăn và ung thư. Các quốc gia có chế độ ăn nhiều “chất béo lành mạnh”, chẳng hạn như các quốc gia dọc theo Biển Địa Trung Hải, có tỷ lệ ung thư thấp hơn. Nhưng một nghiên cứu sâu hơn cho thấy sự khác biệt về nguy cơ ung thư dường như không liên quan đến chế độ ăn nhiều chất béo (AICR). Các lựa chọn ăn uống nói chung cũng quan trọng như loại và chất lượng chất béo trong chế độ ăn. Gần đây, chế độ ăn nhiều chất béo đã trở nên phổ biến như một cách thức để giảm cân và ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các chuyên gia khác cảnh báo rằng ăn quá nhiều chất béo (và không đúng loại chất béo) có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư.

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Đã có nhiều nghiên cứu dịch tễ học được thực hiện về chất béo trong chế độ ăn. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ hơn về những loại chất béo cần tránh cũng như lượng của từng loại chất béo để làm thay đổi nguy cơ ung thư. Mặc dù các axit béo không bão hòa đơn, axit béo không bão hòa đa và axit béo chuyển hóa đã được nghiên cứu trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa rõ tác động của chúng đối với nguy cơ ung thư. World Cancer Research Fund (Quỹ Nghiên Cứu Ung Thư Thế Giới) đã tổng kết rằng chỉ có bằng chứng hạn chế hoặc mang tính gợi ý về mối liên quan giữa nguy cơ ung thư cao hơn và việc sử dụng chất béo tổng thể hoặc chất béo bão hòa.

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/Hỗ Trợ

Một nghiên cứu được thực hiện trên những con chuột cái đang mang thai cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo dẫn đến sự xuất hiện ung thư vú (Nguyen và cộng sự). Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn hạn chế và cần có thêm nghiên cứu để xem xét ảnh hưởng của chế độ ăn nhiều chất béo đối với động vật.

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Không được phân loại

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Chất béo là nguồn chứa nhiều calo nhất, vì vậy, các khẩu phần ăn nhỏ rất dễ tích lũy và dẫn đến tình trạng dư thừa calo. Nếu lượng calo dư thừa này gây tăng cân, thì đây là một mối lo ngại thực sự đối với nguy cơ ung thư; béo phì chính là một yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh ung thư khác nhau. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp quý vị giảm nguy cơ của mình:

  • Hạn chế lượng chất béo từ thực phẩm có liên quan đến nguy cơ ung thư, chẳng hạn như thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.
  • Xây dựng bữa ăn với các thành phần chính là rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu. Các thực phẩm này cung cấp nhiều loại chất béo lành mạnh, chất dinh dưỡng, chất phytochemical bảo vệ và chất xơ.
  • Ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật (chẳng hạn như các loại hạt và bơ) giàu chất béo tự nhiên.
  • Cho mục đích giảm cân hoặc hạn chế tăng cân, chế độ ăn ít chất béo không hiệu quả hơn các chế độ ăn giảm calo khác (AICR).

Kết luận

Không có bằng chứng thuyết phục cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo sẽ gây ra hay ngăn ngừa ung thư. Tập trung vào lượng dinh dưỡng tổng thể và cách ăn uống là cách tốt nhất để giảm nguy cơ ung thư liên quan đến chế độ ăn uống.

American Institute for Cancer Research (AICR): High-fat diets and cancer
National Cancer Institute (NCI): Fat consumption
National Cancer Institute (NCI): Obesity and cancer
MD Anderson: Obesity and cancer risk
Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Obesity and cancer
World Cancer Research Fund – Diet, Nutrition, Physical Activity and Cancer: A Global Perspective

Ngày

Ngày 24 tháng 6 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022