Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Tiếp xúc với khí radon sẽ gây ung thư phổi

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Khí radon gây ung thư phổi.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

Radon là một khí không màu, không mùi mà tiếp xúc lâu dài với khí này có thể dẫn đến ung thư phổi. Radon phân hủy thành các nguyên tố phóng xạ trong không khí và được hấp thụ vào cơ thể.

Các tổ chức quốc gia và quốc tế coi khí radon là chất gây ung thư cho người, bao gồm International Agency for Research on Cancer (Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế, IARC), National Toxicology Program (Chương Trình Độc Chất Học Quốc Gia, NTP) và Environmental Protection Agency (Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường, EPA) Hoa Kỳ (ACS). Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở Hoa Kỳ, nhưng phơi nhiễm với khí radon là nguyên nhân phổ biến thứ hai (ACS).

Ai có nguy cơ phơi nhiễm với khí radon? Những người làm việc dưới lòng đất, đặc biệt là thợ mỏ, có tỷ lệ phơi nhiễm với khí radon cao hơn đáng kể. Điều tương tự cũng xảy ra với các công nhân làm việc trong các nhà máy xử lý quặng uranium hoặc tiếp xúc với phân bón phốt phát. Do vậy, những nhóm người này có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn và nên thận trọng và thực hiện tầm soát thường xuyên (ACS).

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Một bài báo xem xét 13 nghiên cứu dịch tễ học thực hiện tại Châu Âu đưa ra kết luận rằng việc tiếp xúc lâu dài với khí radon làm tăng nguy cơ ung thư phổi (Darby và cộng sự).

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/Bằng Chứng Hỗ Trợ

Một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên chuột và chó đã chỉ ra rằng tiếp xúc với khí radon dẫn đến sự phát triển bệnh ung thư phổi (Ủy Ban về Ảnh Hưởng Sinh Học của Bức Xạ Ion Hóa của National Research Council (US) (Hội Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia (Hoa Kỳ)). Một số nghiên cứu khác trên động vật đã xác nhận kết quả nghiên cứu trên người rằng tiếp xúc nhiều với khí radon có thể dẫn đến sự phát triển các khối u ở phổi (NCI).

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Nhóm 1 (Gây ung thư cho người)

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Vì radon có trong không khí, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc với nó. Tuy nhiên, quý vị có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ tiếp xúc:

  • Ở nhà: Kiểm tra nồng độ khí radon (EPA) trong nhà bằng cách mua một bộ dụng cụ tự làm hoặc thuê một chuyên gia kiểm tra nồng độ khí radon cho quý vị. Nồng độ khí radon trên mức 4.0 pCi/L được coi là có hại cho con người. Quý vị cũng có thể giảm mức độ tiếp xúc qua các vết nứt trong nhà bằng cách bịt kín các bức tường hoặc sàn nhà hoặc tăng cường thông gió trong nhà bằng cách sử dụng quạt và đường ống.
  • Tại nơi làm việc của quý vị: OSHA và NRC đã thực hiện các bước để giảm mức độ phơi nhiễm radon cho những người làm việc trong hầm mỏ (ACS).

Nếu quý vị phơi nhiễm với radon và là người hút thuốc lá, các chuyên gia khuyên quý vị nên bỏ hoặc giảm sử dụng thuốc lá. Điều này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi của quý vị (ACS).

Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị về việc thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm thường xuyên để tìm kiếm các dấu hiệu có thể có của ung thư phổi. Cần chú ý một số triệu chứng của ung thư phổi bao gồm khó thở, bắt đầu ho hoặc ho nặng hơn, đau hoặc tức ngực, khàn tiếng hoặc khó nuốt (ACS).

Kết luận

Phơi nhiễm với khí radon là nguyên nhân gây ung thư phổi phổ biến thứ hai ở Hoa Kỳ, sau hút thuốc lá. Giảm sử dụng thuốc lá và đảm bảo nơi làm việc và nhà của quý vị đạt tiêu chuẩn quốc gia về nồng độ khí radon là những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ ung thư phổi.

American Cancer Society (ACS): Radon and cancer
Environmental Protection Agency (EPA): Radon
Centers for Disease Control (CDC): Radon

Ngày

Xuất bản: Ngày 6 tháng 7 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022