Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Một số mỹ phẩm có chứa hóa chất gây ung thư

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Các phương tiện truyền thông thường xuyên thảo luận về mối liên hệ giữa mỹ phẩm và các thành phần của chúng với ung thư.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm (Food and Drug Administration, FDA) định nghĩa mỹ phẩm là “các vật phẩm dùng để chà xát, đổ, rắc, hoặc xịt lên, đưa vào hoặc bôi lên cơ thể con người… để làm sạch, làm đẹp, tăng sức hấp dẫn, hoặc thay đổi diện mạo” (FDA). Điều này bao gồm một loạt các sản phẩm từ kem dưỡng ẩm đến xà bông và sơn móng tay.

Một số thành phần trong mỹ phẩm đã được xác định là độc hại (ví dụ: một số loại thuốc nhuộm tóc). Các thành phần trong mỹ phẩm được kiểm tra thường xuyên để xác định tác động đến sức khỏe trong ngắn hạn, chẳng hạn như các hiện tượng kích ứng da và mắt cũng như các phản ứng dị ứng. FDA quy định rằng mỹ phẩm phải an toàn cho người tiêu dùng, nhưng không có thẩm quyền yêu cầu các công ty thử nghiệm các sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa chúng ra thị trường (FDA). Các tác động ngắn hạn thường trở nên rõ ràng khi một sản phẩm được đưa ra thị trường và FDA có thể yêu cầu công ty thu hồi sản phẩm đó.

Tuy nhiên, mỹ phẩm ít khi được kiểm chứng về tác dụng lâu dài đối với sức khỏe. Do đó, đôi khi không rõ liệu các thành phần riêng lẻ có gây ra các vấn đề sức khỏe một cách riêng biệt hay theo cách kết hợp với các thành phần khác trong các sản phẩm mỹ phẩm. Có thể ung thư chỉ phát triển sau nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau khi tiếp xúc với chất gây ung thư (FDA). Việc tiến hành các nghiên cứu trong khoảng thời gian dài trên các sản phẩm cụ thể không phải lúc nào cũng khả thi. Thậm chí sau đó, các nhà khoa học thường không thử nghiệm từng sự kết hợp và liều lượng của các sản phẩm mỹ phẩm để thiết lập mối liên hệ với bệnh ung thư. Các thành phần và sự kết hợp cũng thay đổi thường xuyên.

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Hiện vẫn chưa rõ liệu các thành phần trong mỹ phẩm có làm tăng nguy cơ ung thư hay không vì hầu hết các thành phần và sự kết hợp các thành phần trong mỹ phẩm chưa được kiểm tra kỹ lưỡng trong các nghiên cứu dịch tễ học có thiết kế tốt. Một phần, việc không thể đánh giá hoặc đo lường chính xác những sản phẩm mỹ phẩm đã được sử dụng đã hạn chế lĩnh vực nghiên cứu này.

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/Bằng Chứng Hỗ Trợ

Nhiều (nhưng không phải tất cả) thành phần mỹ phẩm đã được thử nghiệm trên động vật để xác định những tác động ngắn hạn đối với sức khỏe. Cũng cần có thêm nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của một số thành phần đối với nguy cơ ung thư.

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Không được phân loại

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Có nhiều vấn đề còn chưa được nghiên cứu, bao gồm cả cách các thành phần trong mỹ phẩm được hấp thụ và tích tụ trong cơ thể. FDA yêu cầu các sản phẩm chưa được thử nghiệm phải gắn nhãn “Cảnh báo—Chưa xác định được mức độ an toàn của sản phẩm này” (FDA). Nếu quý vị muốn giảm nguy cơ tiềm ẩn của mình, hãy để ý những cảnh báo này. Quý vị có thể tránh các sản phẩm có thành phần nhất định, giảm số lượng mỹ phẩm sử dụng hoặc tránh hoàn toàn việc sử dụng mỹ phẩm. Có một số trang web có thể giúp quý vị đưa ra lựa chọn mỹ phẩm của mình. Ví dụ: một số trang web liệt kê các mỹ phẩm được biết là có chứa các thành phần có hại (chẳng hạn như Chương Trình Mỹ Phẩm An Toàn California (California Safe Cosmetics Program)) hoặc mỹ phẩm có thành phần an toàn (chẳng hạn như Skin Deep và Clearya). Ứng dụng điện thoại thông minh Detox Me có nhiều lời khuyên để giúp quý vị chọn sản phẩm an toàn hơn.

Kết luận

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số loại thuốc nhuộm tóc có liên quan đến ung thư và các sản phẩm mỹ phẩm khác có thể chứa hóa chất gây ung thư. Vẫn còn nhiều điều không chắc chắn do các công ty và cơ quan quản lý không thực hiện các thử nghiệm xác định khả năng gây ung thư cũng như thiếu thông tin về các tác động hóa học (ví dụ: gây rối loạn nội tiết) của sản phẩm có thể liên quan đến ung thư. Tất cả các sản phẩm mỹ phẩm chỉ nên được sử dụng theo chỉ định trên nhãn.

American Cancer Society (ACS): Cosmetics
Food & Drug Administration (FDA): Cosmetics
California Safe Cosmetics Program (Chương Trình Mỹ Phẩm An Toàn California): Danh sách tất cả các sản phẩm mỹ phẩm được bán ở California có chứa bất kỳ thành phần nào được biết hoặc nghi ngờ gây ung thư, dị tật bẩm sinh hoặc có hại cho khả năng sinh sản.
Skin Deep: Một trang web được tạo bởi Nhóm Công Tác Môi Trường (Environmental Working Group) (một nhóm vận động vì môi trường và sức khỏe cộng đồng) cho phép người tiêu dùng tra cứu các sản phẩm mà họ quan tâm.

Ngày

Xuất bản: Ngày 24 tháng 6 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022