Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Đốt nến thơm trong nhà có thể gây ung thư

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Nến thơm khi đốt sẽ tỏa ra hóa chất gây ung thư.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

Đốt nến thơm có thể khiến chúng ta tiếp xúc với chất gây ung thư qua phần sáp và bấc nến. Một số loại nến thơm được làm từ parafin, là một sản phẩm phụ từ dầu mỏ mà khi đốt cháy sẽ giải phóng muội than, một chất gây ung thư.Green America (Tổ Chức Nước Mỹ Xanh)). Nếu tiếp xúc ở mức cao, muội than cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp và làm hỏng bên trong ngôi nhà của quý vị (ví dụ như máy tính, thiết bị điện, hệ thống ống dẫn). Nồng độ có hại của các chất ô nhiễm khác có trong nến thơm (ví dụ: formaldehyde, carbon dioxide, carbon monoxide, vật chất hạt và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi [VOC]) cũng được tìm thấy ở những ngôi nhà đốt nến thơm thường xuyên (Adamowicz et al.).

Ngoài ra, nến sản xuất trước năm 2003 có thể dùng bấc nến có lõi chì. Nến có bấc lõi chì thải ra lượng chì gấp 5 lần lượng chì được coi là nguy hiểm đối với trẻ em và vượt quá tiêu chuẩn về ô nhiễm không khí ngoài trời của EPA (Green America (Tổ Chức Nước Mỹ Xanh)). Tiếp xúc với chì ở bất cứ nồng độ nào đều không an toàn cho con người. Tiếp xúc với chì có liên quan đến các chứng rối loạn hormone, các vấn đề về hành vi, khuyết tật học tập và nhiều vấn đề sức khỏe khác (CDC), gồm cả bệnh ung thư.

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Có rất ít bằng chứng dịch tễ học về việc tiếp xúc với nến thơm và nguy cơ mắc ung thư.

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/ Bằng Chứng Hỗ Trợ

Các bằng chứng từ phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng bản thân các cây nến không gây ung thư. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy các thành phần hóa chất trong nến ở mức thấp hơn nhiều so với giá trị ngưỡng gây ra các vấn đề về sức khỏe (AECM). Tuy nhiên, việc đốt nến sẽ giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) vào không khí, các chất này có thể gây hại. Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2014 cho thấy lượng VOC thải ra từ nến cháy là rất thấp và không đủ lớn để gây hại cho sức khỏe con người (Petry và cộng sự).

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Không được phân loại

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Có thể thay thế bằng nhiều loại nến khác không độc hại: nến làm từ 100% sáp ong với bấc bằng bông không chứa hóa chất độc hại, hoặc nến làm từ 100% sáp thực vật hoặc sáp đậu nành (Green America (Tổ Chức Nước Mỹ Xanh)). Để giảm lượng muội than, với mọi loại nến, hãy cắt bấc xuống còn ⅛ inch. Liệu pháp hương thơm không dùng nến là một cách khác để tạo ra mùi hương dễ chịu mà không tạo ra bất kỳ sản phẩm phụ độc hại nào. Tinh dầu là một lựa chọn không độc hại và có thể sử dụng qua máy khuếch tán, đèn đốt hoặc thêm vào bồn nước ấm.

Kết luận

Thỉnh thoảng sử dụng nến thơm không có khả năng gây ung thư, nhưng thường xuyên đốt một số loại nến thơm không làm từ thực vật hoặc đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Hãy lựa chọn các sản phẩm thay thế không độc hại khi mua nến thơm.

Green America: Toxic candles
Adamowicz et al. Scented Candles as an Unrecognized Factor that Increases the Risk of Bladder Cancer; Is There Enough Evidence to Raise a Red Flag?
Snopes: Scented candles and cancer
Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Lead

Ngày

Xuất bản: Ngày 29 tháng 6 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022