Hình tròn màu xanh lá có dấu chấm hỏi bên trong Nhiều khả năng hoặc chắc chắn đúng

Hình tròn màu đỏ có dấu X bên trongThông tin sai/không chính xác

Hình tròn màu xám có dấu chấm hỏi bên trongChúng ta chưa chắc chắn về thông tin này

Thay đổi hoặc chỉnh sửa cụm từ tìm kiếm của quý vị

Sử dụng đồ uống có cồn gây ung thư

Điều quý vị có thể đã nghe nói

Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc ung thư của quý vị.

Những gì chúng ta đã biết theo khoa học

Đồ uống có cồn chứa ethanol được World Health Organization (Tổ Chức Y Tế Thế Giới, WHO) coi là chất kích thích thần kinh (WHO). Loại đồ uống này có thể gây ra những tác động có hại cho cơ thể. Sử dụng đồ uống có cồn dẫn đến sự tích tụ acetaldehyde, một sản phẩm phụ độc hại của ethanol (cồn nguyên chất). Ethanol ở gan được chuyển hóa thành acetaldehyde, và nồng độ acetaldehyde cao trong cơ thể sẽ làm gián đoạn quá trình liên kết của DNA, khiến các tế bào không thể tái tạo đúng cách. Sử dụng đồ uống có cồn cũng gây ra tổn thương mô, làm cho các tế bào trên bề mặt dễ hấp thụ các chất gây ung thư hơn.

Bằng Chứng Dịch Tễ Học

Có sự đồng thuận ở mức cao rằng sử dụng đồ uống có cồn có thể gây ra một số loại ung thư và đồ uống có cồn đã được International Agency for Research on Cancer (Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế, IARC) phân loại là chất gây ung thư Nhóm 1 (nghĩa là chất gây ung thư cho người). (ACS). Có một “mối liên hệ giữa liều lượng và phản ứng” mạnh mẽ giữa việc sử dụng đồ uống có cồn và ung thư (theo thời gian, người sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên có nguy cơ phát triển ung thư do đồ uống có cồn càng cao):

  • Đầu và cổ: Những người uống rượu vừa phải có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng và hầu (họng) cao hơn 1,8 lần và nguy cơ ung thư thanh quản cao hơn 1,4 lần so với những người không uống rượu. Những người nghiện rượu nặng có nguy cơ bị ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng cao gấp 5 lần và nguy cơ ung thư thanh quản cao gấp 2,6 lần (NCI).
  • Thực quản: So với những người không sử dụng đồ uống có cồn, người nghiện đồ uống có cồn ở mức độ nhẹ có nguy cơ ung thư cao gấp 1.3 lần và người nghiện đồ uống có cồn ở mức độ nặng có nguy cơ ung thư cao gấp 5 lần (NCI).
  • Gan: Việc sử dụng nhiều đồ uống có cồn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc hai loại ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào ganung thư đường mật trong gan) thêm khoảng 2 lần (NCI).
  • Vú: Nguy cơ ung thư tăng cao hơn ở những người uống rượu vừa phải (cao hơn 1,23 lần) và những người nghiện rượu nặng (cao hơn 1,6 lần) (NCI).
  • Đại trực tràng: Việc sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ vừa phải đến nhiều có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng từ 1,2 đến 1,5 lần so với khi không sử dụng đồ uống có cồn (NCI).

Bằng Chứng Từ Phòng Thí Nghiệm/Bằng Chứng Hỗ Trợ

Các nghiên cứu trên động vật, đặc biệt là ở chuột, đã chỉ ra rằng sử dụng nhiều đồ uống có cồn dẫn đến việc hình thành các khối u (NIH).

Phân Loại Tác Nhân Gây Ung Thư của IARC: Nhóm 1 (Gây ung thư cho người; “Ethanol trong đồ uống có cồn”)

Cách giảm nguy cơ của quý vị

Nếu sử dụng đồ uống có cồn, chỉ uống vừa phải (NCI). Sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ vừa phải nghĩa là tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn được định nghĩa là uống 4 ly trở lên trong một ngày bất kỳ hoặc 8 ly trở lên mỗi tuần đối với phụ nữ. Đối với nam giới, sử dụng nhiều đồ uống có cồn được định nghĩa là 5 ly trở lên trong một ngày bất kỳ hoặc 15 ly trở lên mỗi tuần.

Kết luận

Sử dụng đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Các hướng dẫn của Hoa Kỳ khuyến nghị uống rượu vừa phải (tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới).

National Cancer Institute (NCI): Alcohol and cancer
Centers for Disease Control and Prevention (CDC): Alcohol and cancer
American Cancer Society (ACS): Alcohol use and cancer
MD Anderson: Alcohol and cancer
American Institute of Cancer Research: Drinking and cancer
Studies of Cancer in Experimental Animals (NIH)

Ngày

Ngày 24 tháng 6 năm 2021
Xác minh/cập nhật: Ngày 22 tháng 8 năm 2022